Ôi thôi, trước kia khi VN sắp vào WTO thì quốc tế đã nói nhiều lần và phân tích cho VN rồi, họ có nghe đâu và kết cục bây giờ rất ít có tổ chức hay chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới phân tích về hướng đi cho kinh tế VN.
VN xưa kia đã được các tổ chức như hãng tư vấn về quản trị thuộc hàng đầu thế giới Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey (McKinsey Global Institute), trong đó có cả những nhà kinh tế học hàng đầu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS), rồi các giáo sư kinh tế học của đại học Harvard cũng tư vấn cải tổ cho VN đi lên hội nhập toàn cầu một cách hiệu quả để đón mời các đại công ty Mỹ đầu tư để biến VN một phần công xưởng toàn cầu, vì quốc gia này giáp với TQ và gần với các đại công ty công nghiệp Mỹ thời đó đầu tư vào TQ rất sôi động. Chính quyền VN thì duy ý chí, chủ yếu là mấy ông bà có lẽ não trạng hết thuốc chữa là những người quyết định mọi quyết sách kinh tế cho VN là siêu bộ, gọi là Bộ Chính trị, cầm đầu là Tổng bí thư chứ Thủ tướng chính phủ thì chỉ là bình phong thôi. Họ lý luận là VN đi theo nền kinh tế thị trường đặc thù XHCN theo đặc thù VN, bây giờ dưới thời đại Nguyễn Phú Trọng thì có khái niệm mới là “nền kinh tế thị trường trường định hướng XHCN”,…thì ta tự hỏi còn ai mà nghiên cứu phân tích hướng đi đúng cho VN để tiếp nhận đầu tư nào của thị trường.
Sau ấy thì VN cũng mời các chuyên gia tài chính của các tổ hợp ngân hàng Mỹ tới VN thảo luận và giúp đỡ VN về hệ thống tài chính ngân hàng còn non yếu. Các ngân hàng Mỹ cũng cử chuyên gia tới như JPMorgan Chase; Merrill Lynch (Bank of America); Morgan Stanley; rồi vài chiến lược gia của Goldman Sachs,… họ cũng chỉ nói cho vui rồi chạy nhanh về Mỹ. Đó là bởi vì não trạng của mấy cấp lãnh đạo ngân hàng VN cũng hết thuốc chữa, đó là họ mang nặng tư tưởng thị trường XHCN, nơi mà không có khái niệm “thị trường vốn”, hay “thị trường tài chính” là gì cả.
Mấy quan chức lãnh đạo ngân hàng VN thì nhìn mặt ông bà nào cũng mang nặng nề của chữ nghĩa bên trong đầu là đầu hói mắt cận, mắt lờ đờ như là họ đang bận rộn nhiều công việc, chuyên gia nước ngoài nói gì họ cũng có vẻ căng thẳng hoặc không nghe hay không hiểu, và chỉ cắm cũi ghi chép ít phát biểu hỏi lại, thì tự hỏi mời người ta phân tích hay giúp đỡ cái gì được, nên đành chịu và họ cũng nói cho qua rồi họ nhanh chóng rời VN cho nhẹ người, kém xa bên TQ, họ rất nghiêm chỉnh và rất dễ cởi mở khi TQ thời đó cũng mời các chuyên gia Mỹ tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến,… để tư vấn các phân tích về chiến lược phát chiển kinh tế của TQ sao cho hấp dẫn các daonh nghiệp nước ngoài ồ ạt đổ tiền đầu tư vào đây thì TQ họ không cần kiểm duyệt gì cả, họ còn khuyến khích cứ nói thẳng cái ung nhọt nào để họ cắt gọt nó ngay, được báo chí quốc doanh đăng dồn dập, và được quốc tế phân tích khá nhiều, trong khi VN thì viết gì, nói gì phải qua kiểm duyệt cắt xén, nếu chuyên gia họ đề cập đến vấn đề cốt lõi nhược điểm nhất của VN như là chính trị làm trì hoãn cải tổ kinh tế VN thì họ kiểm duyệt thì tự hỏi đâu còn ai chú ý VN làm gì, VN cần họ chứ họ không cần VN, họ không phải là người mà VN mời họ tới đó rồi kiểm duyệt họ nên đừng nghĩ mình là ai,...
Cho nên phân tích kinh tế hướng đi cho VN mặt tích cực nó cũng bằng bù nên đừng ai thắc mắc vì sao là vậy. Khi mà nhiều người hay thắc là ít thấy chuyên gia nước ngoài phân tích kinh tế VN, kể cả trên trang chủ Morgan Stanley họ cũng chỉ phân tích kinh tế TQ, và các nước Đông Nam Á, trừ VN là họ không dề cập đến. JPMorgan Chase cũng vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét