Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA VN ĐANG LÊN CƠN SỐT

👀  Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017


Hiện nay thị trường cổ phiếu của VN đã lên cơn sốt ẩn chứa rất nhiều rủi ro nguy kịch. Đó là chứng khoán được thổi bùng tăng trưởng thuộc Top đầu thế giới. Chỉ số VN-Index đã tăng được gần ngưỡng 40% kể từ đầu năm cho tới nay. HNX-Index tăng được 35,25%.

Nếu so sánh các chỉ số chứng khoán tại Á châu tương đồng VN thì chỉ số Shanghai Stock Exchange Composite Index (Thượng Hải) tính từ đầu năm 2017 cho tới nay chỉ tăng được 10,22%. Shanghai Shenzhen CSI 300 Index (Thượng Hải) tăng được 27,22%. Trong khi tại Thẩm Quyến với hai chỉ số chứng khoán chính là Shenzhen Stock Exchange Composite Index (tăng tệ hại chỉ được 0,18% tính cho đầu năm giao dịch cho tới hôm thứ Tư này); Chỉ số công nghệ cao ChiNext có màn trình diễn tệ hại là giảm -6,02% tính cho từ đầu năm 2017 cho tới hôm thứ Tư đang diễn ra giao dịch này.

Tại Thailand, Stock Exchange of Thailand SET 50 Index chỉ tăng được 13,47%; Philippines thì có Philippines Stock Exchange PSEi Index (tăng được 21,85%); Indonesia thì có Jakarta Stock Exchange Composite Index (tăng được 14,33%); Singapore thì có Straits Times Index STI (tăng được 19,22%); Bangladesh thì có Bangladesh Dhaka Stock Exchange Broad Index (tăng được 25,27%); Korea Stock Exchange KOSPI Index của Hàn Quốc chỉ tăng được 25,28%; Malaysia được biết qua chỉ số chứng khoán chủ lực FTSE Bursa Malaysia KLCI Index - Kuala Lumpur Composite Index chỉ tăng được 5.10%; Đối với Đài Loan, với sự gia tăng kỷ lục đơn đặt sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử, tin học, viễn thông, chất bán dẫn kỹ thuật cao, vậy mà chỉ số Taiwan Stock Exchange Weighted Index cũng chỉ tăng được 16,96%. Thậm chí Ấn Độ, quốc gia đang nổi và bùng nổ về kinh tế thì chỉ số S&P BSE Sensex Index cũng chỉ tăng được 26,04% tính cho đầu năm tới ngày giao dịch hôm thứ Tư này.

Kinh nghiệm cho thấy những quốc gia có bong bóng cổ phiếu tăng trưởng mạnh khi xì bóng thể dễ lâm khủng hoảng khó vực dậy được. Đó là xứ Venezuela, khi chỉ số Caracas Stock Exchange Stock Market Index (IBVC) năm 2013 tăng được 480,48% thì qua năm 2014 nền kinh tế bắt đầu khủng hoảng khi chỉ số IBVC này giảm 99,86%, năm 2015 thì IBVC tăng vọt 278%, năm 2016 thì tăng được 118%, tuy nhiên qua năm 2017 thì xứ xứ Venezuela này vỡ nợ và bùng cháy lạm phát và chỉ số IBVC tính từ đầu năm cho tới nay rơi -98%.

Đối với VN, hiện nay báo chí quốc tế đặc biệt chú ý bởi cơn sốt bùng phát chứng khoán tại VN, đó là bởi vì quốc gia này có điều rất khó hiểu là hầu hết các hiệp định thương mại bị tạm hoãn và dừng ký kết. Cụ thể TPP có lẽ sau khi sửa lại thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) thì Canada bỏ chạy không hồi âm nữa. Trong khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (VEFTA) bị trì hoãn vì căng thẳng ngoại giao Đức-VN sau hiệu ứng Trịnh Xuân Thanh.

Có lẽ hiệu ứng bong bóng chứng khoán của VN cách đây 10-năm vẫn còn ám ảnh quốc gia này, đó là Chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh cao nhất kỷ lục của nó là 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007, rồi đến phiên giao dịch tuần đầu tiên của tháng 12/2008 nó rơi xuống dưới 300 điểm khi chỉ còn 299,68 điểm. Khi đó tỷ lệ lạm phát của VN bốc lên mây đạt mức cao nhất mọi thời gian gần nhất của nó khi vọt 28,24% trong tháng 08/2008, đó là khi ấy chỉ số VN-Index giảm điểm từ chi phí giá cao của năm 2007 thì năm 2008 chỉ số VN-Index này sụt giảm -65,95% dẫn đến quốc gia này suýt lâm khủng hoảng kinh tế.

Bởi lẽ chi phí tăng điểm và tăng giá chứng khoán mấy trăm phần trăm nó không có hao tổn bằng sự tổn thất ghê gớm khi chi phí giá cổ phiếu tăng giá mạnh hay chỉ số tăng điểm cao. Chẳng hạn chi phí cho giá cổ phiếu hạng A của Berkshire Hathaway Inc (NYSE: BRKA) đóng cửa hôm 15/11/2017 là 272.700,00 $ thì phiên giao dịch hôm sau sụt giá nhẹ -0.47% thì giá cổ phiếu bốc hơi mất toi 1.290 $ cho chi phí mỗi cổ phiếu.

Ôi thôi, kết luận của tôi lấy một ví dụ rất nguy hiểm cho TTCK VN đó là CTCP Tập Đoàn FLC (HOSE: FLC), gọi tắt là FLC, của Trịnh Văn Quyết. Ta mường tượng lấy trung tâm là FLC, thì công ty này đang giao dịch chồng chéo hàng chục con ty con, công ty cháu chắt rất đáng ngại nếu giá cổ phiếu bị cháy rách thì khó mà tưởng tượng nổi thảm họa. Đó là FLC thì còn bung ra 9 công ty nữa, đó là FLC Land, CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS);  CTCP Chứng khoán Artex (ART); CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group (AMD); CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản Fam (FAM), CTCP Nông Dược H.A.I (HAI), KLF, Trịnh Gia, Viet Bamboo Airlines,…

Không ai có thể biết rằng làm thế nào mà giá tài sản của FLC của Trịnh Văn Quyết này lấy đâu ra vốn lớn bơm vào các công ty khác, khi mới vài năm vốn liếng chỉ dăm vài mười mấy tỷ bạc VND, nhà đầu tư nào nếu để ý thấy rằng trong cuối tháng 8/2017 và đầu tháng 9/2017 thì Trịnh Văn Quyết này tung nhiều chục tỷ bạc mua ròng một lúc 2 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) này mà chả thấy cơ quan nào của Ủy ban chứng khoán VN rà xét thì đúng là chuyện lạ khó tin nổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét