Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

HẬU QUẢ CỦA BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Rủi ro bong bóng bất động sản là tác động rất lớn mọi ngõ ngách của nền kinh tế và thị trường tài chính những quốc gia ưa thổi bong bóng ảo bất động sản.

Đó là tại VN, quốc gia này có nhiều chuyện khá bi hài là người ta thổi vốn và đi lên từ việc làm giàu từ bất động sản rất nhanh, chỉ cần qua đêm bất cứ ai cũng có thể làm tỷ phú VND, nếu họ có cổ phần mua chứng khoán một công ty kinh doanh bất động sản nào đó, hay có một miếng đất vàng nhà mặt tiền thì đều có thể trở thành tỷ phú VND cả. Thậm chí vốn liếng ban đầu dăm vài tỷ VND chỉ đáng giá mua được 1 căn biệt thự hạng sang hay một căn nhà mặt phố ở HN, hay Sài Gòn nhưng qua đêm họ có thể có cả ngàn tỷ VND rất khó hiểu. Tuy nhiên đó chỉ thực chất là vốn ảo tiền giấy thôi, mà vốn thật đó là hệ thống tín dụng ngân hàng bơm vào đó rất lớn cả triệu tỷ VND cũng có vào thứ tài sản bất động sản này.

Hậu quả thì rất tai hại là những món nợ xâu khổng lồ như đã thấy. Người mua được bất dộng sản thì cũng kỳ vọng giá nó tăng, họ cũng vay ngân hàng, sau ấy giá cả nó đi xuống lãi suất đi lên thì có chuyện rất chuyên môn là nó kéo theo sự tiêu dùng trong nước xuống thấp. Chẳng hạn người lỡ dại vay tiền mua bất động sản, kể cả tiền lương hay tiền để dành của họ dồn vào thứ tài sản không tạo ra sản xuất thu ngoại tệ này. Đó là họ phải thường xuyên tiết kiệm tiền chỉ để trả lãi vay cho căn nhà, hay một bất động sản lỡ mua đó, và nó kéo dài dai dẳng, những người làm ra tiền thật này họ tiết kiệm ít tiêu dùng mua sắm, họ chỉ để thường xuyên trả lãi vay đó thì họ lại kéo theo nhiều thứ khác là doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng hay nông dân bán nông sản thì chết kẹt về giá cả là họ bán hàng kém đi, và cứ thế cái vòng xoáy luẩn quẩn nó cứ kéo dài dẫn đến nhiều hệ lụy cho kinh tế.

Nguy hiểm hơn là nhóm tỷ phú đại gia kinh doanh bất động sản liên kết với ngân hàng họ làm méo mó mọi thứ về mạch máu tín dụng ngân hàng lưu thông trong kinh tế. Đó là ngân hàng tại VN thường ưa cho món vay lớn thay vì họ chẻ nhỏ ra cho vay những món nhỏ đối với người dân và người tiêu dùng. Khi ngân hàng cho vay bất động sản kiểu này vào các dự án bất động sản ảo là họ cũng định giá tài sản thế chấp, tất nhiên họ định giá thường là cao hơn giá trị thật, vì nhóm đại gia kinh doanh bất động sản họ dùng mọi thủ thuật đánh lừa ngân hàng bằng nhiều tài sản thế chấp độc hại không có giá trị, nếu có giá trị 100 tỷ VND thì họ có thể làm giá trị đó lớn cả 1.000 tỷ VND. Ngân hàng thì cứ thế mà định giá tài sản thế chấp đó 1.000 tỷ VND chẳng hạn.

Ôi thôi cứ thế là tín dụng bơm ra thì lại dồn vào bất động sản chứ nó chỉ chảy vào sản xuất cho kinh tế thì rất ít, hậu quả dẫn đến như dã thấy là tăng trưởng tín dụng cho vay của VN rất cao, có thể nói là vượt cả TQ hiện nay so với GDP của họ là cao ngất ngưởng của thế giới nhưng tăng trưởng GDP lại chỉ có được 5,1% như đã thấy trong quý 1 của năm 2017 vừa qua. Đó là vì tiền bơm ra có đi vào đầu tư và sản xuất thực tế đầu mà có GDP cao được, vì tiêu dùng cá nhân yếu, đầu tư kinh doanh sản xuất thì kẹt vốn là lãi vay ngân hàng thường ưu ái chảy vào lĩnh vực bất động sản và đóng băng ở đó nên dù tăng tiền cho vay nhiều vào kinh tế nhưng lại chả có tác động nào đến đầu tư thực tế cho sản xuất cả.
Ôi thôi đúng là chuyện hi hữu mà hiếm có trên thế giới, đó là bởi vì đối với các nước khác mà có tỷ phú tăng nhiều nhất thế giới, như ở VN thì họ đã trở thành nước có thu nhập khá rồi, hoặc nếu họ có mức tăng dư nợ cho vay cao bằng VN thì GDP của họ chắc là trên 10% cũng có. Ở VN thì ngược lại thì càng có nhiều tỷ phú đi lên từ bất động sản thì giá tài sản của người dân càng bị giảm xuống, nền kinh tế mắc nhiều chứng bệnh khó chữa, là thuế phí càng tăng lên, nạn nhân lãnh đòn nhiều nhất là một mớ ngân hàng có giá trị 0 đồng, và CEO các ngân hàng vô khám như cơm bữa rất quái đản. Nợ công quốc gia thì càng tăng lên,…chắc là nói ra cũng không hết nên dừng lại ở đây cho mọi người suy nghĩ cái cơ bản nhất về hậu quả bơm thổi bong bóng bất động sản này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét