👀 Cuối năm ngoái tôi có phân tích về thị trường chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến, và khuyến cáo rằng nhiều doanh nghiệp của TQ bị đóng cửa sau hiệu ứng sự sụt giá cổ phiếu của họ vào giữa năm trước ấy là năm 2015. Trong cuối năm 2016 thì các chuyên gia của JPMorgan Chase, Morgan Stanley và kể cả tôi nhận định khuyến cáo là sản lượng tiêu thụ điện năng và vận chuyển đường hỏa xa xe lửa của TQ sụt giảm, và dự báo là sẽ có nhiều triệu người lao động ở nông thôn ra thành thị họ sẽ ở lại quê nhà là không về lại thành thị lao động nữa vì chi phí đắt đỏ, doanh nghiệp nợ lương, khiến trong ngắn hạn nhất thời thì hàng triệu lao động ấy ở TQ sẽ ở lại nông thông và họ sẽ gia tăng làm nông nghiệp hay chăn nuôi để tạm thời kiếm sống, và nó sẽ tạo ra nguồn cung dư thừa về chăn nuôi, như heo, gà,... và tôi có trích lược vài dòng viết trên Facebook khuyến cáo là ngành chăn nuôi ở VN cần theo dõi thời gian đó. Nếu ai còn lưu bài viết cũ thì sẽ thấy. Kết cục VN bị lãnh đòn giá heo/lợn sụt giá.
Bây giờ giá cả nó tăng lại chóng mặt, đó là nguyên nhân nhất thời của hai phía nông gia chăn nuôi ở VN là họ sản xuất dư thừa nên giá nó sụt là không có gì lạ và người ta phá sản cũng cũng không có gì là khó hiểu cả.
Tuy nhiên đối với TQ dù họ có nhất thời tạo ra dư nguồn cung thịt lợn nhưng thực tế TQ vẫn là quốc gia luôn thiếu thực phẩm, vì đất đai canh tác của họ bị nhiễm độc nặng là họ luôn thiếu lượng thực chứ không thừa. Ở VN nuôi heo hay nuôi gì đó thì cần phải tính toán với TQ, đó là nguồn cung-cầu, là đừng thấy giá cả tăng mà ồ ạt sản xuất dư thừa để TQ họ thao túng giá, họ chỉ cần tung tiền mua heo/lợn giá cao nhất thời ở VN chẳng hạn để đẩy sự thiếu suy nghĩ tính toán của người chăn nuôi VN là họ ồ ạt sản xuất chăn nuôi dư thừa lớn, kết cục thương nhân và nhà buôn TQ họ chỉ cần ngưng mua (dù họ rất thiếu sản phẩm ấy). Vế bên kia là VN là người chăn nuôi sẽ hoang mang là bán tháo ồ ạt khiến giá nó sẽ hạ, vì chăn nuôi heo rất dễ đầu cơ, đó là chỉ cần ngưng mua trong thời gian mà người chăn nuôi không thể trang trải nổi chi phí thức ăn như cám chẳng hạn, thì người ta buộc phải bán với giá thấp bằng mọi giá, kết cục lái buôn TQ và ngươi tiêu dùng TQ lời lớn là họ vừa trả được tiền thấp và rẻ và vừa được ăn heo sạch của VN và ngon hơn heo bẩn của TQ.
Phía VN nếu biết cân bằng nguồn cung thịt heo/lợn, là giảm vào sự phụ thuộc của thị trường TQ có thể chấp nhận được 1-4 tháng là có thị trường tiêu dùng trong nước đỡ được giá vừa phải thì chắc chắn TQ họ sẽ buộc phải bỏ cái thói đầu cơ đó mà quay lại mua heo/lợn hay thịt gà của VN với giá không đến nỗi tệ.
Tôi thì chưa giờ chăn nuôi hay bán buôn cái gì cả, nhưng trong nghiệp vụ phân tích rủi ro giá cả này nó không phải là quá khó cả. Hãy nhớ rằng TQ là quốc gia luôn thiếu lương thực và thịt, cá tôm sạch, đó là quốc gia này dân số quá đông, đất đai canh tác và mạch nước ngầm quá thấp nên họ muôn đời thiếu nó, nhưng lại muốn ăn ngon với giá rẻ, và VN là quốc gia dễ bắt bẻ nhất, vì gần TQ nhất, là quan niệm dù bán rẻ nhưng vận chuyển dễ là có thể băng qua đường bộ biên giới là giao hàng, nên tâm lý giá rẻ là ở chỗ đó, dù rẻ người ta vẫn thích bán buôn với TQ là vậy. Kết cụ việc người ta ở VN được khuyến khích giải cứu thị heo/lợn đó là người ta thực chất bị lừa là người VN đang giải cứu giúp TQ về thịt heo lợn chứ người tiêu dùng VN cũng chả được hưởng gì về giá heo rẻ vừa qua cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét