👀 Chỉ cần phân tích hồ sơ doanh nghiệp đó có niêm yết giá chứng khoán trên thị trường hay không (tránh chọn nhà thầu không có niêm yết giá chứng khoán, vì đó là doanh nghiệp rất tệ hoặc doanh nghiệp công cụ của chế độ đó).
Sau đó, cần phân tích về hiệu suất giá cổ phiếu và kiểm kê kỹ về nó. Và quan trọng nữa là phân tích hồ sơ liên doanh với các đối tác của doanh nghiệp ấy, tất nhiên phải phân tích dòng vốn, nguồn tiền mà doanh nghiệp trúng thầu đó đã như thế nào trong quá khứ và hiện tại. Kết cục ngắn gọn vẫn là phân tích về hiệu suất giá cổ phiếu và giới đầu tư đang nắm giữ nó để dễ thấy ra là khả năng chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp đó như thế nào khi giá cổ phiếu có thể sụt hơn 20% vào thị trường con Gấu mà vẫn có thể đỡ được khoảng thời gian 2-năm trở lên, thì đó là công ty ấy rất mạnh về vốn và kỹ thuật, họ có khả năng bảo vệ uy tín đến cùng để hoàn thành dự án, dù có thua lỗ họ cũng cố gắng hoàn thành theo hợp đồng, để bảo vệ uy tín của họ,… Vì bất kể sự bất tín nào đều dẫn đến sự hốt hoảng của thị trường là người ta ồ ạt bán tháo cổ phiếu hay giải kết tư bản thì công ty đó sụp đổ tan tành nên người ta không vì thế để dự án có vốn đầu tư vài trăm triệu $ mà hao tổn mấy tỷ $.
Công ty nào càng niêm yết giá chứng khoán nhiều năm thì càng tốt, hoặc họ mới lên sàn cũng càng hay, vì người ta khi đấu thầu đều bảo vệ uy tín của họ trước tiên bằng mọi giá cái đã, dù có thua lỗ,…Còn những doanh nghiệp yếu kém vốn ít nợ nhiều, không có kinh nghiệm niêm yết giá chứng khoán trên thị trường thì họ chả cần phải bảo vệ uy tín của họ làm gì cho mệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét