Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN CỦA NỀN KINH TẾ CỘNG SẢN

👀  Trong hành động mới đây, chính phủ VN tái khởi động “huy động vàng-đô của người dân toàn quốc” thì tôi chợt giật mình về vài điểm lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Đặc sản của Communism (chủ nghĩa cộng sản), Socialism (chủ nghĩa xã hội), mà Capitalism (chủ nghĩa tư bản) không có được. Đó là lý thuyết kinh điển là họ tuyên truyền sức mạnh nền kinh tế kinh hồn, đó là: “một nền kinh tế với kế hoạch tập trung từ trung ương, là họ có thể huy động các nguồn lực vốn và con người đưa vào kinh tế trên quy mô rất rộng lớn trên toàn quốc. Họ Lý luận nó là lý tưởng mà chủ nghĩa tư bản không có được, đó là nó cho phép ưu điểm đầy uy lực để thực hiện các dự án đầu tư khổng lồ cho ho nền kinh tế và tạo ra sức mạnh khủng khiếp cho chiến lược phát triển các ngành công nghiệp tiến nhanh như vũ bão mà chủ nghĩa tư bản không thể thực hiện được. Họ làm ra của cải bằng các yếu tố của sản xuất thuộc sở hữu của "tất cả mọi người" (everyone).”.
Lý thuyết huy động nội lực vốn của toàn dân có vẻ thích hợp cho thời chiến tranh. Còn trong nền kinh té thị trường thì nó là nguyên nhân gây ra sự sản xuất dư thừa về thói huy động vốn lớn, sản xuất nhiều bất kể lời lỗ nhưng không cần phải lo lạm phát. Càng sản xuất dư thừa thì càng tốt là "chia đều cho người dân". Có lẽ "chia đều cho người dân gánh nợ trả chứ người dân thì chả được hưởng gì,...".
Ôi thôi, nghe thấy mà ham, nên khối kẻ bị mắc lừa. Vì trong lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có một đoạn rất mê hoặc người ta đi theo nó. Đó là phúc lợi an sinh xã hội như y tế, giáo dục, và vấn đề khác là được miễn phí. Tức là người ta dùng câu thần chú cho những ai lười lao động mà muốn hưởng cuộc sống tốt đẹp, đó là cụm từ “free”. Thí dụ như họ tuyên truyền như: “free education for all children in public schools,…” (giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em ở các trường công lập). 😎

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét