Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

LÝ THUYẾT KINH TẾ SỨC MUA TƯƠNG ĐƯƠNG (PPP)

👀  Giải ảo báo kinh tế Việt Nam: chỉ số Big Mac và sự đánh tráo của Dư Luận Viên
Trong bài báo gây tranh luận: “Chỉ số Big Mac: Tiền đồng đang bị định giá thấp hơn một nửa so với giá trị thực”: http://cafef.vn/chi-so-big-mac-tien-dong-dang-bi-dinh-gia-t…
Và tôi trích một đoạn: “Một chiếc Big Mac ở Việt Nam có giá 60.000 đồng (tương đương 2,64 USD theo tỷ giá hiện tại) trong khi trung bình giá 1 chiếc Big Mac ở Mỹ tại thời điểm tháng 7/2017 là 5,3 USD. Do đó chỉ số Big Mac cho thấy VND đang bị định giá thấp 50,2%.”.
Trước hết tôi giải thích khía cạnh đơn gian trong kinh tế học và tài chính mà nhiều người hay hồ đồ và hàm hồ nhất thời nông cạn, nhất là những ông bà dư luận viên cao cấp về kinh tế của nhà nước VN.
Chẳng hạn năm 2016-Tổng sản phẩm quốc nội GDP kinh tế danh nghĩa của VN được sản xuất ra là có giá trị 203 tỷ $ (theo thông kê của VN và được WB bút ghi). Tức là nền kinh tế nhỏ bé này của VN chỉ chiếm khoảng 0,32-0,33% đóng góp cho GDP của nền kinh tế thế giới thôi. Và tiền nội tệ VND hay vốn bơm vào kinh tế hay đang lưu hành trong kinh tế của người dân VN tích lũy nắm giữ là bao nhiêu “triệu tỷ VND, hay trăm ngàn, hay trăm triệu, triệu tỷ VND”,….
Ta cứ mường tượng đồng tiền đó nó là một tài sản thu gọn vào tờ giấy ấy để người ta dễ thanh toán. Thí dụ một doanh nhân hay nhà đầu tư hay một công dân VN họ có tài sản đất đai của họ 23.000 tỷ VND chẳng hạn thay vì họ không thể sản xuất hay quan lý cả miếng đất rộng lớn ấy thì họ bán đi lấy tiền để gói vào tất cả tài sản đó trong những đồng tiền (vì giá cả đất đai và tiền nó cũng lên giá và sụt giá thì ta xem như nó là ví dụ trương đối). Bây giờ trong bài báo này họ nói nếu đo chỉ số Big Mac cho thấy VND đang bị định giá thấp 50,2%. Tức là 1 USD sẽ đổi được 11.321 VND (thay vì thay đổi tỷ giá hiện tại 1 USD = 22.705 VND).
Và ta tự đặt câu hỏi với việc nhà nước VN in tiền và phát hành trái phiếu tràn ngập thị trường, và nền kinh tế chỉ sản ra tối đa bằng ấy của cái GDP năm 2016 là 203 tỷ $, khi đó tỷ giá được định giá theo “Big Mac Index” là 1 $ = 11.321 VND thì người nắm giữ 23.000 tỷ VND sở hữu miếng đất như đã nói sẽ có giá trị gấp đôi miếng đất, các nhà đầu tư hay dân chúng đang năm giữ tiền VND sẽ có giá trị tài sản tăng hơn gấp đôi giá trị hiện tại thì ta tự hỏi khi đó ngay cả các nhà đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài, hay nhà đầu tư tài chính và chứng khoán của nước ngoài họ đang sở hữu nắm giữ tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ VND thì họ sẽ sở hữu hơn gấp đôi tài sản ở VN thì VN lấy đâu ra hàng hóa, đất đai, hay sản xuất công nghiệp để trả cho họ.
Một ví dụ đơn giản thôi, chẳng hạn nhà nước VN hiện nói là họ có 42 tỷ USD tiền dự trữ ngoại hối, và họ chỉ có thể chịu đựng được các khoản rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ giá 1 USD = 22.705 VND là 30 tỷ $ (họ đang nắm giữ tiền VND). Bây giờ tỷ giá được định giá theo “Big Mac Index” đó là 1 $ = 11.321 VND thì số tiền đó tăng lên hơn 60 tỷ $ mà nhà đầu tư nước ngoài có được thì nhà nước VN lấy đâu sản xuất hay xuất nhập khẩu trong kinh tế mà trả cho họ bằng tỷ giá ban đầu ấy mà đột nhiên tiền VND tăng giá gấp đôi. Các doanh nghiệp của VN cũng vậy, là họ sẽ lấy đâu USD để trả cho nhà đầu tư đây khi họ bỏ USD chuyển đổi ra VND đầu tư,….
Ôi thôi về cái chỉ số Big Mac hay lý thuyết kinh tế vớ vẩn của sức mua tương đương (PPP) một lý thuyết kinh tế lệch lạc. Đó là không đúng sự thật trong thế giới toàn cầu hiện đại. Đó là vì những khác biệt rất lớn như tác động giá cả trong chi phí vận chuyển , hay mức thuế thuế, chi phí khác như đất đai hay các dịch vụ cố định ở mỗi quốc gia mà người ta không thể tính được vào đó hóa đơn vận chuyển.
Chẳng hạn người nghèo ở TQ xa xôi, đó là họ không thể hay rất ít tiếp cận được các dịch vụ mua hàng hóa ở Thượng Hải đắt đỏ hay hàng hóa và dịch vụ các nước khác thế giới về khả năng tiếp cận đối với thương mại quốc tế, dù ở nông thôn họ vẫn có thể mua được hàng hóa trang trải được cuộc sống với giá rẻ, nhưng bằng đó số tiền thì có vét hết của cải cũng không thể mua được chi phí và dịch vụ ở Thượng Hải hay Hồng Kông.
Một hộp sữa, hay chiếc ô tô được sản xuất và bán ở Mỹ hay các nước Âu châu dù công ty ở đó trả lương rất cao gấp mấy chục lần hay cả trăm lần lương nhân công ở VN, nhưng giá cả ở Mỹ hay ở Âu châu thì những mặt hàng đó nó lại rẻ hơn VN gấp bội, thậm chí khi so sánh chiếc Big Mac, hay nhưng loại thức ăn béo phì giàu năng lượng ở Việt Nam với Mỹ cũng khác biệt khá lớn, là một số tiểu bang hay chính quyền đánh thuế nặng vào cái bánh được cho là nguyên nhân gây ra béo phì để hạn chế người mập hay mắc nhiều chứng bệnh ấy thì giá cả nó cũng sẽ thay đổi.
Về hồ sơ so sánh GDP (danh nghĩa) và GDP (PPP) trong kinh tế học thì trước đây tôi đã phân tích mỉa mai và phân tích trích dẫn lại cho bạn đọc. -----------------------------------------------------------------------------------
Sau nhiều tai tiếng về loại GDP (PPP). Thậm chí để so sánh vui nhộn hơn thì tờ The Economist đưa ra chỉ số gọi là “Big Mac Index” để quảng cáo cho tờ báo này và người ta cũng ghi chú là “không chịu tránh nhiệm khi so sánh như vậy);
Về các giải thưởng Nobel Kinh tế thì người ta bác bỏ và loại các công trình nghiên cứu kinh tế về thước đó loại GDP (PPP) ảo giác này, vì giới phân tích kinh tế họ nói đó là chỉ số vui nhộn để chọc cười thiên hạ và quảng cáo cái háo danh của thương hiệu đó thôi, nó mang hình thức quảng cáo. Và người ta đề nghị nên bổ xung đưa nó vào giải Ig Nobel, dù giải này không có kinh tế học ở đó.
Các nhà kinh tế học tại TQ họ còn mỉa mai cái háo danh của Bắc Kinh khi đón nhận GDP (PPP) của TQ năm 2015 là 19,39 nghìn tỷ $ (dựa trên sức mua tương đương - based on purchasing power parity), và cảnh báo coi chừng nền kinh tế TQ bị nổ bong bóng, và quả nhiên bong bóng của TQ bị xì hai lần trong năm 2015. Vì tính như vậy đó là TQ lớn hơn Liên minh châu Âu là thứ hai, đạt 19,1 nghìn tỷ $. Mỹ rơi xuống vị trí thứ ba là 17,9 nghìn tỷ $. Ấn Độ xếp thứ 4 là 8 nghìn tỷ $. Nhật Bản đứng thứ 5, ở 4,6 nghìn tỷ $. Trong khi siêu cường quốc nước Đức , một quốc gia có nền kinh tế lớn Châu Âu, thì chỉ tạo ra 3,8 nghìn tỷ $. Đó là sức mua tương đương (PPP) là một lý thuyết kinh tế sai lệch, nhất là tại TQ, nếu họ tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến thì giá cả 1 $ có sức mua đôi khi đắt đỏ hơn cả Mỹ, thậm chí chẳng mua được thứ gì nếu cầm 2 $. Nhưng ra nông thôn thì nó bằng 1-tuần lương của người dân ở đó, nó rất hài hước. Ấn Độ cũng vậy. Bây giờ xứ Argentina đang mắc nợ cả mấy chục năm chẳng hạn. Đó là GDP (PPP) của xứ này năm 2016 ước đoán là 879,5 tỷ $ trong khi GDP (danh nghĩa) là 541,7 tỷ $ (thực tế chỉ khoảng 480 tỷ $. Đất nước Venezuela hỗn loạn không sản xuất gì cả chỉ bơm dầu thì GDP (PPP) năm 2016 có nơi thổi phồng nên 500 tỷ $ (thực tế 468,6 tỷ $), trong khi GDP (danh nghĩa) là 333,7 tỷ $ (thực tế là 297 tỷ $).
Thậm chí giới phân tích kinh tế còn đề cập đến thước đó GDP (PPP) cao như là chỉ số tiên báo cho các quốc gia đó có nguy cơ vỡ nợ cao. Vì hầu hết các quốc gia vỡ nợ và kinh tế suy thoái nặng nề lãnh đòn khủng hoảng mấy chục năm sản xuất không tăng mà lại giảm đều có con số GDP (PPP) khá cao sau đó rơi nhanh xuống vực.

Một chiếc Big Mac ở Việt Nam có giá 60.000 đồng (tương đương 2,64 USD theo tỷ giá hiện tại) trong khi trung bình giá 1 chiếc Big Mac ở Mỹ tại thời điểm tháng…
CAFEF.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét