👀
Trong vài ngày qua khi ông Vũ Quang Việt một nhà kinh tế gốc Việt, đã kinh nghiệm qua chức Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc khi đã cho đăng bài nợ công với lời cảnh báo rất nghiêm khắc và thẳng thắn thì hồ sơ nợ công độc giả yêu cầu tôi phân tích lại. Có lẽ tôi không phân tích nữa mà trích lại bài phân tích của bạn tôi, là cô Carleton. Chủ yếu phân tích về khía cạnh nợ công chứ không phân tích về số liệu nợ công của VN. Vì nợ công của VN rất mơ hồ và mờ ảo. Họ giấu nhẹm quá kinh điển, trừ trường hợp họ phát hành giấy nợ trên thị trường tài chính thì tôi mới nắm rõ nợ của họ.
Có lẽ tại VN vẫn còn nhiều người giật mình và phẫn nộ vì thành tích vay mượn và xây dựng hạ tầng đắt đỏ và lãng phí nhất thế giới. Đầu tư cũng lãng phí nhất thế giới, vì nạn tham nhũng, Thậm chí là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nói: "Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta". Làm sao mà lú lẫn đến mức đó khi ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, rồi còn xí phần tham gia Đảng ủy Công an Trung ương.
Về hồ sơ nợ xấu, không có gì mới, nên theo yêu cầu phân tích lại, tôi chỉ trích dẫn bài viết của nhiều nguồn do Ms. Carleton tổng hợp và phân tích ngắn gọn.
Bài phân tích này tổng hợp của Carleton, cô là chuyên viên phân tích quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Cô từng là biên tập viên tài chính và chứng khoán cho tờ CNBC.com. Ms. Carleton tốt nghiệp văn bằng cử nhân Kinh tế của Đại học George Washington. Ngoài ra Carleton còn là một chuyên viên tư vấn về thuế tại Wall Street.
Nợ công thường nó thường chỉ đề cập đến nợ quốc gia, nhưng ở một số quốc gia nó cũng bao gồm cả định nghĩa là các khoản nợ của quốc gia, tỉnh thành phố, trung ương và địa phương. Vì vậy, hãy cẩn thận khi so sánh nợ công giữa các quốc gia để đảm bảo rằng những khoản nợ công đó là chính xác. Bất kể những gì được gọi là nợ công đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách" (budget deficits). Đó là kết quả của nhiều năm chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu nhiều hơn từ nguồn thu từ thuế.
Hầu hết, các nhà đầu tư thường đánh giá mức độ rủi ro bằng cách so sánh nợ với tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia, được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một tỷ lệ nợ so với GDP được đưa ra một dấu hiệu cho thấy là làm thế nào quốc gia đó có thể trả hết được nợ. Các nhà đầu tư thường không không quan tâm đến khi tỷ lệ nợ so với GDP đạt đến một mức độ giới hạn quan trọng là sắp vượt trần nợ công. Đó thường là 90% đối với các nước phát triển như Âu châu, Mỹ, Nhật Bản, và 70% đối với các nước thị trường mới nổi "BRICS" gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa)..., Việt Nam định nghĩa "trần nợ công" (debt ceiling) là dưới 65%.
Tuy nhiên, một tỷ lệ nợ công cao so với GDP không hẳn là xấu, miễn là nền kinh tế của đất nước đang phát triển có tỷ lệ tăng trưởng tốt, vì nó là một cách để sử dụng đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, nếu như sử dụng đúng mục đích của nợ công để đầu tư hiệu quả, tránh tham nhũng, cũng như bộ máy công quyền quan liêu. Các nước có thể gặp vấn đề với tỷ lệ nợ so với GDP bằng nhiều cách, như thâm hụt ngân sách, hay "chi tiêu ngân sách nhà nước" (budget spending) lãng phí...
Các nhà phân tích kinh tế tài chính và giới đầu tư thường không xác định một tỷ lệ cụ thể nợ so với GDP như là lý tưởng để đánh giá nợ công, và thay vào đó họ tập trung vào tính bền vững của mức nợ nhất định. Nếu một quốc gia có thể tiếp tục trả lãi cho khoản nợ của mình mà không cần tái cấp vốn hoặc làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế, nó thường được coi là ổn định. Tuy nhiên, nếu một tỷ lệ nợ cao trên GDP có thể làm cho quốc gia đó khó khăn hơn để trả nợ nước ngoài, và có thể dẫn các chủ nợ để tìm kiếm lãi suất cao hơn khi cho vay để phòng ngừa rủi ro quốc gia đó mất khả năng thanh toán. Các nhà đầu tư tăng lãi suất lên, tất cả các khoản vay nợ nó sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với một quốc gia muốn cần tiền để tái tài trợ nợ hiện tại của họ. Điều đó có nghĩa là, thu nhập quốc gia đó buộc phải cao hơn, phải đi về hướng trả nợ, ít đầu tư, khiến quốc gia đó thắt chặt chi tiêu và thường đưa đến tăng trưởng thấp và hay dẫn đến chỗ phá sản.
Hãy thận trọng, nếu một quốc gia không thể trả nợ đúng hạn, hoặc trì hoãn trả nợ, như trường hợp của Argentina bị "trúng hỏa tiễn" của hai quỹ đầu cơ của NML Capital và Aurelius Management của Mỹ, khi Buenos Aires trì hoãn trả nợ một ngân khoản 1,5 tỷ USD cả vốn lẫn lãi, và có thể gây ra hoảng loạn trong thị trường trong nước và quốc tế. Điều này dẫn đến TTCK Argentina sut giá 8% trong phiên giao dịch hôm đó, và sụt tiếp 15% cho các phiên giao dịch tiếp theo, đồng Peso sụt đến 20% chỉ trong hai hôm. Tồi tệ nhất, khi nợ cao hơn tỷ lệ so với GDP, khả năng những nước này ít có thể đáp ứng nghĩa vụ sẽ trả nợ của mình, và dẫn đến rủi ro vỡ nợ.
Thực tế trường hợp của Argentina, đó là trường vỡ nợ kỹ thuật, tức là "mất khả năng thanh toán", vì họ vẫn có khả năng trả nợ mà họ không thể trả nợ đúng hạn khi trái phiếu đáo hạn của một số nhà đầu tư và thị trường cho vay. Trường hợp bị phá sản, tức là vỡ nợ hoàn toàn, đó là khi quốc gia đó không có khả năng trả nợ nữa, từ ngắn hạn đến dài hạn có nghĩa là phải xù nợ, hay quỵt nợ luôn, và chấp nhận bị đuổi khỏi thị trường tài chính quốc tế, tức là quốc gia đó hay kể cả doanh nghiệp nước đó không còn khả năng tiếp cận được vốn vay từ nước ngoài nữa.
Để khắc phục rủi ro của tỷ lệ nợ công tăng cao trên GDP. Cụ thể, cắt giảm chi tiêu chính phủ (cut government spending); khuyến khích tăng trưởng (encourage growth). Chẳng hạn, hệ thống ngân hàng trung ương (Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước) có thể khuyến khích tăng trưởng bằng cách cắt giảm lãi suất, trong đó, trên lý thuyết có thể dẫn đến cho vay thương mại dễ dàng hơn.
Đối vơi Việt Nam, khi chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dự toán cho ngân sách nhà nước năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua, dự kiến nợ công đến cuối năm 2015 sẽ ở mức 2.869.000 tỷ VND, bằng 64% GDP (về lý thuyết, nếu tỷ giá VND/USD không biến động và duy trì ổn định), là vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép (nợ công không quá 65% GDP), là thấp hơn mức độ nguy hiểm là 77%, theo đinh nghĩa của Ngân hàng Thế giới WB đối với các nước đang phát triển, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải cao hơn trước để làm tăng GDP, và làm giảm tỷ lệ phần trăm tổng nợ trên GDP; hoặc tăng thu nhập thuế (increase tax income), nhưng qua năm 2016 thì tỷ lệ nợ công của VN đã vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên bất kể sự rủi ro nào về tăng trưởng GDP sụt giảm của VN đều có thể gây ra hoảng loạn cho thị trường vay nợ.
Biên pháp tệ hại để có thêm tiền trang trải nợ nần thì, chính phủ các nước có thể tăng thuế như một cách để trả hết nợ. Nhưng thủ thuật của biện pháp này là tăng thuế sẽ bất lợi cho doanh nghiệp, và của người dân.
Hiện nay, một số nhà kinh tế Việt Nam hay so sánh nợ công của Việt Nam so với Mỹ, Nhât Bản, là một trong những quốc gia có tỷ lệ nơ công cao nhất thế giới, trong đó Nhật Bản đội sổ với tỷ lệ nợ công thực tế tính cho năm 2015 là gần 229%, Mỹ xếp thứ 6 với tỷ lệ nợ công là 104%, tức là xếp sau Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Singapore để đưa ra khuyến dụ là tỷ lệ nợ công của Việt Nam không thấm vào đâu so với những nước kể trên nên không đáng ngại để tiếp tục vay tiền tài trợ các dự án phát triển kinh tế mà chưa thẩm định rủi ro. Đó là cách so sánh khập khiễng cực kỳ nguy hiểm.
Bởi vì, cần hiểu rằng, các tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ, Nhật là ít rủi ro và nó không quan trọng đối với một đất nước mà đồng tiền được dân chúng trong nước, hay giới đầu tư nước ngoài tin dùng, họ có thể phát hành nợ bằng đồng tiền riêng của mình. Chẳng hạn Mỹ, Nhật chỉ có thể chỉ cần "in thêm tiền" (print more money) để trả nợ.
Vì lý do này, nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ, Nhật là rất thấp, dù các món nợ công của Mỹ, Nhật ngày càng phình ra. Mẫu chốt quan trọng ở đây là nhiều đồng bạc các quốc gia có nền kinh tế lớn của thế giới lại neo giá vào đồng USD. Cụ thể, Trung Quốc và Nhật Bản, và nhiều nước khác, họ duy trì nắm giữ tài sản lớn trái phiếu kho bạc Mỹ để giữ cho tỷ giá đồng bạc của họ thấp so với đồng USD để mặt hàng xuất khẩu của họ rẻ, dễ cạnh tranh. Họ giữ tỷ giá bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ (buying US treasuries), để làm hạn chế nguồn cung đồng USD, nên khả năng Mỹ vỡ nợ công là rất khó xẩy ra. Điều này cũng khiến cho năng suất trái phiếu của Mỹ luôn ở mức thấp, tức là Mỹ đi vay và trả tiền lời thấp mà cũng không bị lạm phát cao, vì nhiều nước trên thế giới neo tỷ giá của họ vào đồng USD bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ như đã nói ở trên.
Đối với Nhật Bản nợ của tỷ lệ GDP đến năm 2015 là 229%, vì biện pháp tăng chi ngân sách, Nhật Bản hiện mắc nợ chính thức nhiều nhất, và đã được tích lũy trong nhiều thập niên. Nhật Bản không phải là nguy cơ vỡ nợ cao, bởi vì hầu hết các khoản nợ của chính phủ Nhật Bản được tài trợ bởi công dân của họ nên không bị áp lực tăng lãi suất. Lý do, đa số các khoản nợ của Nhật là "nội trái", được yết giá bằng đồng yên (JPY), nên chủ nợ và con nợ đều là người nhà với nhau, tức là BoJ, hay công chúng Nhật là một và cũng là nhà in giấy bạc là đồng JPY, và nhờ vậy BoJ có quyền quyết định về lợi suất trái phiếu cao thấp khi họ in tiền bơm vào nền kinh tế chứ không phải các chủ nợ nước ngoài quyết định về lợi suất trái phiếu do BoJ phát hành giấy nợ.
Khác với những các quốc gia khác, các khoản nợ công của thế giới hầu như được yết giá bằng "ngoại trái", chủ yếu bằng đồng USD, EUR, JPY,.... Cụ thể, khoảng 42% nợ của thế giới được phát hành bằng đồng USD. Kết quả là, các ngân hàng, và các thị trường tài chính nước ngoài đòi hỏi rất nhiều USD để tiến hành trao đổi bán buôn trong kinh doanh cũng như việc thanh toán nợ.
Đối với nợ công của những quốc gia khác, dù tỷ lệ nợ thấp, nhưng lại rất dễ vỡ nợ. Lý do các khoản nợ đó nếu đi vay từ các chủ nợ nước ngoài, và vay bằng đồng tiền mạnh như đồng USD, EUR, có nghĩa là nhà đầu tư họ sẽ không nhượng bộ tha thứ khi nói đến việc trì hoãn thanh toán nợ của quốc gia đó. Và dẫn đến lạm phát nợ của quốc gia đó là bằng đồng USD chứ không phải là đồng nội tệ những quốc gia vay tiền, có nghĩa là làm "phá giá đồng tiền" (currency devaluations) của quốc gia đó sẽ gia tăng có thể nhanh chóng dẫn đến mức độ nợ cao hơn mà Việt Nam cần chú ý.
Gặp trường hợp nợ công quá cao, các chính quyền mắc nợ thường phải đi về hướng trả nợ, nên ít dám đầu tư thêm, khiến quốc gia đó phải thắt chặt chi tiêu, như là "các biện pháp thắt lưng buộc bụng" (austerity measures), và thường đưa đến tăng trưởng thấp, hay dẫn đến chỗ phá sản, mất khả năng thanh toán. Điều đó có nghĩa là, thu nhập quốc gia đó giảm, làm tăng trưởng kinh tế thấp vì ám ảnh nợ nần quá lớn nên không dám tăng chi để kích thích sản xuất.
Cho nên, khi nói về nợ công phải nên hết sức thận trọng, tránh mập mờ với thị trường tài chính, bởi vì các khoản nợ công đã nằm trên sổ sách các tổ chức đánh giá tín dụng như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings rồi, và lợi suất trái phiếu, hay năng suất trái phiếu quốc trái kỳ hạn 10 năm, phải trả lãi bao nhiêu.
PT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét