Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

VAY ODA

👀  22 tháng 11 năm 2015

Có thể giải thích rằng vay bằng hình thức viện trợ phát triển là một tiến trình chuyên môn phức tạp nó không đơn giản như người ta nghĩ. Cụ thể mà dân đóng thuế của các nước giàu cấp viện, thực tế họ cũng không biết rõ, cơ quan ngoại giao hay viện trợ thì chủ yếu chú trọng đến yếu tố chính trị, chẳng hạn là số tiền ngân khoản viện trợ và mục tiêu sử dụng của nước cấp viện và nước cầu viện, thực tế để báo cáo kết quả khả thi với cả hai quốc hội hay quốc dân những nước đó họ cũng chẳng hay biết luôn.

Nói chung thì vẫn chỉ là đánh giá những kết quả trong năm mà người ta đã viện trợ bao nhiêu tiền để xây dựng bao nhiêu km đường xa lộ, hay bao nhiêu cây cầu, hay bao nhiêu bệnh viện, trường học,... Những con số càng nhiều thì coi như viện trợ cũng càng nhiều, còn phẩm chất ra sao nhiều khi người ta cũng không nắm rõ. Tuy nhiên, về hình thức thì cả hai bên cấp viện lẫn cầu viện họ đều biết rõ mà ta có thể gọi là "hình thức rút ruột dự án viện trợ". Vấn đề cơ bản ở đây là người ta có nói ra hay không mà thôi. Điều này, có nghĩa là cầu viện thì có gian ý, còn bên cấp viện, tức là cho vay thì thừa biết gian ý nhưng đôi khi họ cũng cố tình lờ đi để còn tiếp tục thực hiện dự án khác.

Viện trợ từ các nước giàu chủ yếu vẫn là các nước Mỹ, Âu châu, Nhật Bản hay một số nước khác, họ viện trợ qua các nước nghèo có nhiều mục tiêu và thể thức. Về mục tiêu, có loại viện trợ nhân đạo, thường là cho không, tức không hoàn lại vốn lẫn lời và hướng vào một chương trình rõ rệt và ngắn hạn như tài trợ về vấn đề thiên tai, dịch bệnh,... bên cạnh đó và quan trọng hơn có loại viện trợ phát triển, nhắm vào các dự án phát triển dài hạn, được tài trợ dưới hình thức cho vay nhẹ lãi, hoặc không cần trả lãi có thời gian miễn trả tiền vốn khá lâu, gọi là “thời gian ân hạn đủ dài”, và thời hạn hoàn trả thường kéo dài trong thời gian từ 20 năm cho đến 40 năm,...

Thông thường về thể thức viện trợ, ta có viện trợ đa phương của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB,... hoặc vận động vốn trên thị trường tài chính và cả nguồn tài trợ của các chính phủ, và có loại song phương của từng chính phủ, gọi là ODA, thực tế cơ bản thì cũng là từ tiền thuế ngân sách của quốc gia của bên cấp viện và tiền lãi và vốn phải trả từ phía cầu viện, nghĩa là tất cả đều từ tiền thuế của dân mà ra, kể cả tiền thuế của dân cấp viện. Khi viện trợ theo thể thức ODA, chính quyền của các nước giàu cấp viện họ cũng cần các tổ chức chuyên môn quốc tế, như WB, IMF, ADB, hay Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc là UNDP,... thực hiện cho phía nước cầu viện về mặt kỹ thuật.

Ở bên kia, tiếp nhận viện trợ, nhất là loại phát triển, tức là dài hạn, là chính phủ các nước nghèo cầu viện. Bên cấp viện họ giao cho các bộ, ban ngành đón nhận và sử dụng viện trợ căn cứ trên những cứu xét và thỏa thuận với nguồn cấp viện. Thí dụ chẳng hạn như chính phủ Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan hay Thụy Điển, Hàn Quốc,... muốn viện trợ cho Việt Nam để thực hiện một dự án nào đó thì Bộ Ngoại giao, Sứ quán hay cơ quan viện trợ của họ không trực tiếp xây cầu hay mở lớp huấn luyện đào tạo cho Việt Nam mà giao cho một cơ quan chuyên môn của quốc tế có kinh nghiệm thực hiện việc ấy. Các cơ quan này mới thuê nhân viên hay công ty tiến hành theo những thỏa thuận giữa nước cấp viện và nước cầu viện.

Cho nên, thông thường là điều dễ hiểu. Chính quyền một quốc gia viện trợ cho một nước khác thì tất nhiên ai cũng muốn doanh nghiệp của mình sẽ đấu thầu thực hiện. Tuy nhiên, với loại viện trợ đa phương thì việc đấu thầu thi công được sẽ được công khai mở rộng cho nhiều công ty có quốc tịch khác tham gia. Thứ nữa, một điều hợp lý và cần thiết là nếu quốc gia cầu viện có khả năng thực hiện lấy thì nên giao cho doanh nghiệp của nước đó. Điều phú phàng là hình thức này trước đây, VN nhận được hình thức cho vay này, và TQ, một quốc gia cho vay ODA dành cho VN chiếm con số cực thấp, không đáng là bao nhiêu, nhưng lại được chúng thầu nhiều nhất và lãng lãng phí nhất.

Để gói gọn lại, khi các định chế tài chính quốc tế như ADB, WB, hay các chính phủ cấp viện cho vay theo tiêu chuẩn viện trợ phát triển. Tức là cho vay với lãi suất nhẹ so với lãi suất thị trường, với thời gian ân hạn đủ dài là khi chỉ trả tiền lời, trước khi bắt đầu trả lại cả vốn lẫn lời trong một kỳ hạn có thể là vài chục năm để nước cầu viện hoàn thành dự án. Thông thường, các định chế viện trợ phát triển này đều am hiểu tình hình kinh tế của các nước nghèo, mà Việt Nam nằm trong số đó, họ còn có kỹ thuật "nghiên cứu khả thi" hay (feasibility study) để giúp các nước thực hiện các dự án tiền đầu tư hay dự án khả thi nếu thấy ra lợi ích kinh tế.

Bài học đắt giá về vay ODA. Điều phú phàng nhất cho hình thức vay ODA này, vì thời gian trả rất dài có thể đến nhiều chính phủ thay phiên nhau cầm quyền, nên có thể dẫn đến việc người ta không có trách nhiệm, mà hiểu nôm na ở VN có câu nói "cứt trâu để lâu thì hóa bùn", và hình thức vay ODA sẽ rất lãng phí nếu người ta không giám sát chặt chẽ, và người dân không được biết nhiều đến hình thức vay ODA này, như bài học VN dang bị lãnh hậu quả nhiều công trình đội vốn và thuế phí bất thường tăng lên thì người ta mới giật mình là vay ODA để vay cho nhóm lợi ích tham nhũng.

Vay ODA đôi khi cũng mất chủ quyền quốc gia, vì nó không có hiệu quả khi người ta nhìn ra các dự án kinh tế có hiệu quả như vay trên thị trường tài chính do chính mình làm chủ đầu tư dụ án.

Vay ODA như đã phân tích, nó rất hữu ích nếu người ta biết tận dụng nguồn vốn để đầu tư có hiệu quả, Tuy nhiên, khi một quốc gia có thu nhập cao hơn thì nguồn vốn vay ODA sẽ phải giảm hoặc không còn, và phải gọi vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, thực tế nếu chính quyền nước cầu viện mà chủ quan duy ý chí nhất quyết thực hiện dự án dù có giá trị kinh tế thấp và rủi ro cao thì khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện vay lãi đắt đỏ, thời gian trả lại ngắn hơn, kể cả nguồn tài trợ của các doanh nghiệp muốn bán cho Việt Nam công nghệ và thiết bị ấy.

Nếu VN không sử dụng tốt nguồn vốn ODA thì sau này muốn đầu tư các dự án khác thì hết còn được "viện trợ" mà chuyển sang "tài trợ của thị trường" vay vốn của giới đầu tư thì ai cũng ngại bởi vốn vay đắt đỏ. Đó là bài học mà VN cần thuộc lòng chứ đừng mau quên và nên loại bỏ cụm từ "rút kinh nghiệm" ra khỏi từ điển tiếng VN, để thay thế cụm từ khác đủ sức trấn an người dân và nước cấp viện

(*) Hình thức vay ODA đã có nhiều tài liệu giải thích từ WB, IMF, ADB,...và các định chế tài chính khác, nói chung mỗi nơi phân tích mỗi khác nên ta chỉ phân tích cái sơ hở của hình thức vay ODA đang bị biến hóa tinh vi này và nó đang diễn ra hàng ngày ở VN bởi các dự án đội vốn kỹ thuật, vì người ta giải thích nhiều lý do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét